Ngồi thiền là gì?
Đây chắc hẳn là câu hỏi mà những người chưa biết đến thiền đặt ra khi nghe đến khái niệm này. Nếu như trước đây thiền luôn được gắn với tôn giáo, những nhà tu hành; thì ngày nay, Thiền đã dần được nhiều người đón nhận như một môn thể thao luyện tập cho não bộ, giúp cho tâm trí tĩnh tâm, giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống; trở thành một trong số những liệu pháp không dùng thuốc để hỗ trợ trị liệu các vấn đề về tâm lý: Trầm cảm, stress, mất ngủ.
Vậy thiền là gì? Và tại sao nó lại có thể giúp cho tâm trí tĩnh lặng, giảm căng thẳng, stress?
Có rất nhiều định nghĩa về Thiền, đối với người mới bắt đầu học, bạn chỉ cần hiểu: Thiền là việc tâm trí chỉ tập trung vào 1 đối tượng. Đối tượng đó có thể là hơi thở, có thể là một bài chú, có thể là một hình ảnh nào đó…là tùy thuộc vào từng phương pháp thiền khác nhau.
Xã hội càng hiện đại, tốc độ phát triển càng nhanh thì cuộc sống càng nhiều áp lực, từ công việc, gia đình, bạn bè…Các vấn đề, sự kiện liên tục đến khiến chúng ta phải suy nghĩ, giải quyết làm sao để hiệu quả nhất, ít rủi ro nhất. Việc suy nghĩ không ngừng nghỉ quá nhiều vấn đề đan xen khiến chúng ta bị tiêu hao rất nhiều năng lượng mà thức ăn hàng ngày của chúng ta không đủ để bù đắp, từ đó gây mất cân bằng và dẫn đến căng thẳng, stress. Khi hành thiền, não bộ của bạn chỉ tập trung vào 1 vấn đề, do đó sẽ giảm tiêu hao năng lượng cơ thể ở mức tối đa, dần dần giúp não bộ lấy lai sự cân bằng.
11 tác dụng của ngồi thiền không phải ai cũng biết
Tác dụng của thiền mang lại cho sức khỏe là gì? là một trong những thắc mắc của những người đang có ý định tập thiền. Thiền vốn được xem là một văn hóa Đông phương và ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên toàn thế giới. Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu xem lợi ích mà thiền mang lại cho sức khỏe con người là gì nhé!
Thiền giúp giảm stress và lo lắng
Một trong những lợi ích to lớn mà thiền mang lại cho sức khỏe của con người không thể không nhắc đến đó là giảm stress và lo lắng hiệu quả. Khi ngồi thiền, tâm trí sẽ trở nên thanh tịnh, bạn sẽ tập trung vào hơi thở và thư giãn, “đánh bay” mọi căng thẳng. Nếu ngồi thiền thường xuyên cơ thể sẽ giải phóng stress và các hormone gây căng thẳng ra ngoài.
Tham khảo thêm: Thiền giảm stress và căng thẳng như thế nào?
Thiền giúp kiềm chế cơn tức giận
Chúng ta đều biết rằng khi tức giận cơ thể sẽ bị tổn thương. Thế nhưng khi cảm thấy khó chịu, bạn khó có thể kiềm chế cơn giận dữ. Mỗi khi tức giận, bản thân bạn đã tự gây ra một “cơn sóng thần” tàn phá cơ thể. Điển hình là các dưỡng chất bị cạn kiệt, độc tố được tiết ra nhiều hơn khiến bị dễ bị lão hóa. Tuy nhiên, bạn đừng vội lo lắng. Vì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cơn “cuồng phong” này nếu bạn thiền định thường xuyên.
Thiền giúp chữa mất ngủ
Tác dụng của thiền tiếp theo đó là chữa mất ngủ. Áp lực trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày sẽ gây ra khó ngủ, giấc ngủ chập chờn và ngủ không sâu giấc. Thay vì dùng thuốc gây ta tác phụ không mong muốn, bạn hoàn toàn có thể ngồi thiền để chữa mất ngủ. Đây chính là phương thuốc tự nhiên tốt nhất được nhiều người áp dụng để có được giấc ngủ ngon và thoải mái, an nhiên nhất.
Thiền giữa chữa bệnh đường hô hấp
Khi ngồi thiền, chúng ta cần thở chậm, đều, hít sâu và thở nhẹ. Việc này đồng nghĩa với việc bạn đang hít khí oxy nhiều hơn vào hệ hô hấp. Nhờ vậy mà những người mắc bệnh rối loạn hô hấp có thể điều chỉnh và làm giảm tình trạng bệnh.
Thiền giúp tăng khả năng miễn dịch
Nếu ngồi thiền thường xuyên, bạn sẽ thở sâu và nhận được nhiều oxy hơn. Bên cạnh đó, cơ thể cũng được nghỉ ngơi, sức khỏe được phục hồi. Từ đó, bạn sẽ cải thiện được khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiền sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch tốt hơn với những bệnh thường gặp như: cảm lạnh, cảm cúm, đau họng và những bệnh nhiễm trùng nhẹ…
Tác dụng của thiền là cải thiện trí nhớ
Khi ngồi thiền bạn không chỉ cải thiện được sự tập trung, mà còn giúp bạn suy nghĩ vấn đề được thấu đáo nhất. Căng thẳng chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ kém. Chính vì vậy, nếu thiền định và thư giãn thường xuyên, bạn có thể cải thiện năng lực trí tuệ của mình.
Như chúng ta đã biết, thiền định không có quá nhiều động tác, thậm chí là bất động. Nhưng trong trạng thái thiền định, bạn mới có thể kiểm soát được từng suy nghĩ, hơi thở, nhịp tim… đặc biệt là làm chủ chính mình. Chính vì vậy, việc thiền định thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ một cách hiệu quả.
Thiền giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim
Một trong những tác dụng của thiền không phải ai cũng biết đó là làm giảm nguy cơ tử vong, đột quỵ và nhồi máu cơ tim đối với những người mắc bệnh tim. Các nhà khoa học đã phát hiện ra những người ngồi thiền giảm đến 48% nguy cơ đau tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
Thiền giúp não bộ được trẻ hóa
Các nhà khoa học cho rằng, thiền định chính là “liều thuốc” tự nhiên tốt nhất làm kìm lại quá trình lão hóa. Điều này không chỉ thể hiện ra ngoài cơ thể, trên làn da mà còn cả trong bộ não của bạn. Thiền giúp tế bào não phục hồi các thương tổn. Qua việc phân tích hình ảnh chụp não của những người thiền định chúng ta có thể thấy được điều này.
Thiền giúp cải thiện quan hệ tích cực và sự thấu hiểu
Những người thực hành thiền từ bi thường có khuynh hướng tập trung vào phát triển tình yêu thương và sự quan tâm đến chúng sinh. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, thực hành thiền cho phép người tập thấu hiểu được mọi người hơn, thông qua việc đọc những biểu hiện trên nét mặt của họ.
Bên cạnh đó, việc xây dựng những cảm xúc tích cực thông qua lòng từ bi sẽ giúp bạn tăng cường nguồn lực cá nhân. Cụ thể, bạn sẽ có những thái độ yêu thương chính bản thân, yêu thương người khác, tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng và tự chấp nhận…
Thiền giúp làm giảm sự cô lập xã hội
Thiền từ bi không chỉ có tác dụng cải thiện quan hệ tích cực và thấu hiểu mọi người, nó còn có thể làm chất kết dính gắn kết xã hội. Đồng thời, lan truyền thái độ tích cực đến với mọi người. Đây là loại thiền dễ thực hiện và có thể làm giảm sự cô lập xã hội.
Thiền giúp tăng khả năng sáng tạo
Tác dụng của thiền hướng mở rộng đó là giúp người tập nâng cao khả năng sáng tạo và tư duy. Những người áp dụng phương thức tập thiền này thường thực hiện các nhiệm vụ tốt hơn, trong đó có việc họ được yêu cầu đưa ra những ý tưởng mới theo cách sáng tạo.
Thiền giúp giảm căng cơ, chuột rút
Nếu bạn thường xuyên bị căng cơ hoặc chuột rút, bạn có thể tập thiền để giải phóng các cơ. Khi tập trung vào các vị trí trên cơ thể qua hơi thở có kiểm soát, tâm trí sẽ được thư giãn. Đây là kỹ thuật thư giãn cơ tiên tiến, có thể sử dụng khi bắt đầu buổi thiền. Mục đích là để làm căng và thư giãn cơ qua cơ thể với chánh niệm.
Thiền giúp hiểu rõ bản thân
Nếu bạn ngồi thiền đúng cách và tập thiền đều đặn mỗi người, bạn có thể thoát khỏi những cám dỗ đang quẩn quanh. Thiền chính là công cụ hữu hiệu nhất giúp bạn hiểu rõ bản thân, tập trung vào mục tiêu trong cuộc sống và vượt qua nỗi sợ hãi. Nhờ vậy, bạn hoàn hoàn có thể thoát khỏi vỏ bọc đau khổ mà trước đây bạn không thể buồng bỏ được.
Tham khảo thêm:
Bình luận
Đăng nhập để bình luận.