Lối chỉ dạy của thiền Tông không giống như những loại thiền khác. Loại thiền này không muốn người học mắc kẹt vào ngôn ngữ bên ngoài và không rơi vào suy tư. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về thiền tông thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về thiền tông
Thiền tông còn được gọi là Phật Tâm tông, tổ sư của môn thiền này là một tông phái Phật giáo Đại thừa xuất phát từ 28 đời Tổ sư Ấn Độ. Sau đó, thiền tông được truyền bá lớn mạnh ở Trung Hoa vào dòng thiền Nam tông thế kỷ 7.
Ở Việt Nam, loại thiền này được lan truyền vào thế kỷ XIII. Trong khi vua Trần Nhân Tông đi tu trên núi Yên Tử, ngài quyết định lập ra một hệ phái tên Trúc Lâm Yên Tử. Ngài có một bài phú “Cư trần lạc đạo” nói về việc ngắm cảnh mà tâm không dính mắc, đây chính là thiền. Đối với cảnh mà tâm không dính mắc với 6 trần, nhờ đó mà tâm được an định. Như vậy, thiền của thiền tông Việt Nam được ra đời.
Thiền tông hay còn được gọi là Phật Tâm tông
Điều kiện tu thiền tông
Người muốn tu thiền tông phải là người có đầu óc thực tế, xem những hiện tượng trong vũ trụ này một cách hết sức khoa học. Đồng thời, không thêu dệt, tưởng tượng, không lo lắng, không cần đến những điều kỳ bí và không bơ đỡ bất cứ ai. Điều quan trọng là người tu luyện không tán tụng người khác, không cầu xin ai, cũng không làm nô lệ cho ai, đặc biệt cần phải chính là mình.
Khi tu hành thiền tông, hành giả phải biết nhìn thẳng nội tâm, nhận ra cái gì hư dối thì buông xả, còn cái gì chân thật thì nhận lại. Vì thiền tông có nguồn gốc của Đạo phật, Đức phật dạy người tu thiền phải Tứ niệm xứ, để quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, còn quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.
Hành giả tu theo thiền tông cần phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Nơi hành thiền phải yên tĩnh và thoáng khí.
- Hành giả có thể chọn tư thế ngồi bán kiết già hoặc kiết già đều được.
- Người tu hành thiền tông nên ngồi trên bồ đoàn hơi phủ ra ngoài đầu gối một chút. Bồ đoàn không quá dày nhưng cũng không được quá mỏng. Để tránh tình trạng tê chân nhiều, phần mông ngồi nên cao hơn phần chân từ 1 – 2 phân.
Hành giả tu theo thiền tông cần phải tuân thủ đủ các điều kiện
- Nếu mới tập thiền, ngồi khoảng 15 – 20 phút sẽ bị tê chân, cần phải kiên nhẫn và tinh thần vượt qua thì chắc chắn trong khoảng 5 phút mạch máu sẽ tự động theo và hết tê chân.
- Khi hành thiền, cơ thể phải thoải mái, 2 bàn tay để trong lòng bàn chân không được lệch. Nếu lệch thì lấy khăn chêm cho 2 bàn tay cân bằng nhau, bàn tay phải nằm dưới, bàn tay trái nằm trên, 2 ngón cái chạm vào nhau. Đồng thời, giữ thẳng lưng, tai thẳng giữa bả vai, mắt chỉ mở ⅓ so với bình thường, lưỡi co và chạm vào dưới chân 2 răng cửa trên.
Như vậy, qua những thông tin mà chúng tôi đã gửi đến độc giả, mong rằng quý vị đã có cái nhìn tổng quan nhất về thiền tông.
Bình luận
Đăng nhập để bình luận.