LKG3

Thiền định không phải khiến bạn lánh đời, nó giúp bạn sống đời hết mình hơn

meditation-class-near-me-156099910956369818608-crop-1560999136286978046361

Thiền giúp bạn sống đời tốt hơn, chứ ko phải giúp bạn dễ xa đời (lánh đời) hơn.

Chất lượng của cuộc sống nằm nhiều ở việc bạn có đang sống ở hiện tại hay ko. Nghĩa là khi làm một việc gì đó đầu óc bạn có đang nằm hẳn ở việc đang diễn ra (ở hiện tại) hay ko. Hay là tay bạn làm việc này, mà đầu óc bạn bay đi đâu đâu. Hoặc bạn đang làm việc này, mà đầu óc bạn bay đi đâu đó – dẫn đến chìa khoá mới để đâu tức thì bạn ko biết và bạn loay hoay đi tìm… do lúc trong cái khoảnh khắc bạn chạm tay vào cái chìa khoá, đầu óc bạn bay đi chỗ khác rồi chứ ko nằm trong hành động đó. Tương tự cho nhiều việc khác.

Việc xao nhãng đầu óc khi đang làm việc khác có rất nhiều cái hại. Xao nhãng đầu óc khiến chất lượng việc bạn đang làm không cao, bất kể là bạn có đang làm việc văn phòng hay làm việc chân tay, tỉa hoa, lau nhàu, rửa chén… Bạn ko hiện tại trong công việc đang làm nên sự ko tỉnh thức đó khiến cho bạn vừa vừa không enjoy được cái việc bạn làm, vừa khiến cho việc bạn làm rút đi nhiều năng lượng của bạn. Do bạn không đặt tâm trí vào nó, tâm trí của bạn bay đi đâu đó. Nên bạn mặc dù bị “bắt buộc” phải làm việc kia, nhưng trong thâm tâm bạn chỉ mong nó kết thúc cho nhanh để đầu óc bạn được quay về với vấn đề bạn đang bay trong đầu.

Nhưng thậm chí, cho dù có xong việc kia, bạn được ngồi ko với suy nghĩ đó của bạn, nó cũng bay từ hết việc này sang việc khác (một cách mất kiểm soát) và bạn cũng chẳng biết bạn đang nghĩ gì. Nói trung sự tập trung đầu óc của bạn (khi bạn cần đến) cũng chẳng sắc bén là mấy, là do: Thói quen xao nhãng (hay gọi là ko tỉnh thức) trong mỗi hành động của bạn.

Và cứ nhìn một đứa trẻ thì sẽ thấy, khả năng sống trong hiện tại của nó tốt hơn người lớn nên niềm hạnh phúc của nó trong hiện tại sẽ lớn hơn. Trong ánh mắt của nó có thể thấy nó đang nằm ở hiện tại, ko vô hồn (bay đi đâu đó) như trong ánh mắt của nhiều người lớn

Nói chung khả năng sống trong hiện tại sẽ ảnh hưởng đến:

  • Hạnh phúc của bạn
  • Chất lượng cuộc sống của bạn
  • Độ sâu trong cái việc bạn đang làm (hiệu quả hơn và enjoy hơn)

Nói chung lợi ích của việc sống trong hiện tại (sống tỉnh thức) đã cón rất rất nhiều sách đã nói rồi. Không cần phải nói quá nhiều ở đây để chứng minh thêm điều sách và rất rất nhiều tác giả đã nói và khoa học chứng minh rồi. Vấn đề mình muốn nói ở đây thêm, là làm cách nào, HOW?

giau ngheo 1 5047 1653017905

——— THIỀN! ——-

Để tỉnh thức (sống hiện tại được trong hành động), bạn cần phải có phương pháp tập. Và cách tập ở đây là làm với cái đơn giản hơn trước – cái quy luật này đúng cho mọi chuyện.

Ví dụ: Bạn muốn đánh nhau hiệu quả. Bạn phải bắt đầu từ những cái đơn giản trước. Khi ở một mình, bạn thực hành thế tấn (rất nhiều lần), làm đi làm lại các bài quyền, từng động tác một, từ chậm đến nhanh dần (rất nhiều lần). Thì từ cái dễ đó, cái khó hơn – khi giao chiến, bạn sẽ đánh nhau hiệu quả. Tương tự cho việc thi đấu bóng đá, cho đến hát, cho đến làm việc đầu óc, cho đến MC dẫn chương trình, cho đến cả việc nói Tiếng Anh.

Thì cái vấn đề phức tạp như đã đề cập ở trên: Làm thế nào để sống tỉnh thức (hiện tại hơn) trong những hành động mình đang làm. Thì chia nhỏ vấn đề ra thành những hạng mục nhỏ, dễ tập, dễ giải quyết hơn:

Bạn phải tập tỉnh thức khi: bạn không làm gì cả. Nếu khi ko làm gì cả. Bạn tỉnh thức được (tập thành công phần nào) – thì (tương ứng phần đó) – bạn sẽ tỉnh thức được trong hành động của bạn, khi bạn đang làm một việc gì đó.

Vậy tập tỉnh thức khi ko làm gì cả là làm như thế nào. Phương pháp rất đơn giản này, các phương pháp Thiền cơ bản cũng nói từ cả mấy ngàn năm nay rồi chứ ko phải là cái gì mới do mình khám phá ra. Mình chỉ tập và thừa nhận lại bản chất của Thiền Vipassana là đúng.

meditation class near me 156099910956369818608 crop 1560999136286978046361

TẬP TỈNH THỨC KHI KO LÀM GÌ CẢ

Ngồi một chỗ – nên thẳng lưng (lý do nói ra ở đây nữa thì hơi dài);

Có thể ngồi trên ghế cho thoải mái, hoặc ngồi bệt dưới đất;

Tập tỉnh thức với cái dễ tỉnh thức nhất: Quan sát hơi thở (đây là bản chất của phương pháp Thiền Vipassana phổ biến nhất và dễ thực hành nhất);

Nhớ là: Quan sát hơi thở thôi – chứ ko phải là điều khiển (control) nó. See nó thôi – chứ đừng control nó. Để nó tự nhiên: Hơi thở ra – biết hơi thở ra – Biết có nghĩa là quan sát nó, thấy nó, ý thức được nó đang ra. Cứ như trong nhà đang ngồi, có con chuột chạy qua – mình biết nó, nhìn thấy nó, theo dõi nó, chứ ko đứng dậy để rượt theo nó – hay la hét cho nó sợ nó thay đổi hành vi của con chuột đó.

Hơi thở ra, biết hơi thở ra; hơi thở vào (tự nhiên đi vào), biết hơi thở vào. Vì hơi thở là cái tự nhiên (và bắt buộc của mỗi con người rồi) – nên Thiền Vipassana chọn hơi thở để làm cái neo tâm trí, để tâm mình tập để tăng tính quan sát (tỉnh thức) lên. Cứ để nó tự nhiên (vì cho dù mình ko ý thức, ko biết – thì hơi thở nó cữ vẫn vận hành tự nhiên chứ ko tắt được). Cứ để hơi thở tự nhiên (như ví dụ nhìn con chuột chạy qua ở trên). Không tác động, ko điều khiển control. Và quan sát nó.

Lâu lâu mình sẽ quên, tâm trí (theo thói quen cũ) sẽ chạy theo những luồng tư tưởng (tư tưởng là những suy nghĩ về những sự kiện quá khứ hoặc tương lai – mộng tưởng), nhưng vẫn cứ biết (quan sát) là có tư tưởng đó khởi lên. Rồi nhẹ nhàng, quay trở về với hơi thở – chứ đừng chạy theo suy nghĩ, tư tưởng – vì bạn mà chạy theo nó sẽ dẫn bạn hết từ tư tưởng này đến tư tưởng khác. Ví dụ bạn đang ngồi quan sát hơi thở, cái nghe tiếng cho sủa bên hàng xóm. Chạy theo là bạn sẽ nghĩ: “Ủa! ai vậy? Sao chó sủa? Chó nhà mình sao không sủa? Ủa con chó nhà mình đâu rồi?” Rồi từ chó , à con này tương lai sắp đến hạn chở nó đi chích ngừa… mẹ mình mai dẫn nó đi chơi… à mẹ dặn làm cái này mà quên… thôi để bố là… ủa bố sao giờ này chưa về…

Đó là bạn chạy theo suy nghĩ (lúc đầu chưa quen tỉnh thức thì việc này xảy ra với tần suất nhiều), nhưng dần dần bạn quen… bạn cứ nhẹ nhàng: Kéo lại sự tỉnh thức về hơi thở. Lúc đầu chưa quen, suy nghĩ bạn sẽ kéo bạn đi xa khoảng 10 giây, 30 giây gì đó bạn mới (sực nhớ) để tỉnh thức quay về hơi thở. Nhưng tập dần, bạn sẽ giỏi dần (về sự tỉnh thức), lúc này suy nghĩ khởi lên 5 giây, bạn đã sực nhớ để tỉnh thức quay về thơi thở. Rồi từ 10 giây – 8 giây, 5 giây… dần dần giảm xuống, bạn sẽ tỉnh thức cao hơn. Suy nghĩ vừa chớm khởi lên một cái là bạn biết ngay, để quay về hơi thở lại.

bai tap thien image

Và qua cách thực hành đó. Bạn sẽ tỉnh thức cao hơn. Đầu tiên là với việc ngồi im, với cái neo bạn dùng là: hơi thở. Sau dần thuần thục, bạn sẽ áp dụng được trong các hành động bạn làm hằng ngày. Nhưng nhớ: là đi chậm mà chắc, từng bước nhẹ nhàng thôi. Sau hơi thở, bạn có thể quan sát các việc nhẹ nhàng như: đi bộ (có nhiều người thực hành gọi là Thiền bộ – walking meditation), rồi những hành động phức tạp hơn, như tắm, lau nhà, dọn dẹp, và dần dần sự tỉnh thức sẽ ngấm vào hẳn những hành động mà bạn làm.

Dần dần bạn sẽ thấy chất lượng cuộc sống của bạn tốt hơn, bạn tập trung hơn, sống hiện tại hơn, hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn. Trí tuệ sắc bén hơn, nói năng rõ ràng hơn, trí nhớ tốt hơn. Và một cái đến lúc bạn thực hành bạn sẽ thấy: Bạn sẽ dễ có cảm tình, dễ cảm mến và lòng thương người của bạn sẽ tăng lên.

Cứ thực hành và bạn sẽ hiểu.

Điều mình nói ko mới. Mình chỉ là người đọc nhiều, tìm hiểu nhiều, sau đó áp dụng và chia sẻ vắn tắt lại qua trải nghiệm bản thân để mọi người thấy một điều đơn giản và hiệu quả như Thiền – nó ko có gì ma mị, huyền bí hay chỉ dành cho người đi Tu muốn lánh đời – mà nó dành cho mọi người, giúp chất lượng cuộc sống, và hành động của bạn trong cuộc sống thường nhật tốt hơn. Cải thiện mối quan hệ, thương người hơn, giúp bạn tỉnh táo hơn, sáng tạo hơn, vui hơn.

Sơ sơ là như vậy. Còn chi tiết cụ thể hơn về tư thế, và một số cái khác mình sẽ nói thêm sau. Good luck!

Nguồn: #bảo_meditator

Đánh giá bài viết

Đăng ký tư vấn

(*) Chúng tôi cam đoan bảo mật thông tin của quý anh/chị. Nếu rò rỉ thông tin, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

    Tin tức liên quan