Thiền Việt Cơ sở Cự Linh là một trong những cơ sở được thành lập sớm nhất tại Hà Nội, toạ lạc tại Thạch Bàn – Long Biên, nằm trong cụm di tích Chùa Cự Linh – Đền Trấn Vũ. Đây là nơi địa linh, có không gian yên tĩnh, thanh tịnh, đã trở thành nơi thiền tập của rất nhiều thế hệ các thành viên của đại gia đình Thiền Việt. Đặc biệt chùa Cự Linh cũng là nơi gieo duyên cho các giảng viên tâm huyết của Thiền Việt như cô Tô Thùy Chinh, thầy Lưu Quang Dũng, thầy Ngô Mạnh Cường, thầy Phạm Đức Thắng.’
Nếu bạn là người đang tìm hiểu về thiền, và muốn học thiền nhưng không biết học thiền ở đâu Long Biên, hãy đến ngay cơ sở chùa Cự Linh của Thiền Việt để tham gia nhé.

Thông tin cơ sở học thiền của Thiền Việt Cơ sở Cự Linh – Long Biên – Hà Nội
- Lịch học: Thứ 4-thứ 6 hằng tuần
- Thời gian: 18h30-20h00
- Địa điểm: Ngõ 216 đường Cổ Linh, Thạch Bàn , Long Biên, Hà Nội.
Đăng ký học ngay: TẠI ĐÂY
Chùa Cự Linh
Chùa Cự Linh tên chữ là Cự Linh Tự. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII tại một làng nhỏ thuộc xã Cự Linh, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Nơi chùa đóng là vùng có nhiều ao, đầm nhưng đổi lại đất đai lại rất màu mỡ, ghi dấu chứng tích của nền văn minh sông Hồng. Tháng 5 – 1961, xã Cự Linh cùng các xã khác trong huyện Gia Lâm được chuyển về thành phố Hà Nội. Vùng này ngày nay đã bị đô thị hóa mạnh mẽ. Thôn Ngọc Trì cũ trở thành tổ 7 của phường Thạch Bàn, thuộc quận Long Biên mới được thành lập tháng 11 – 2003.
Kiến trúc
Chùa Cự Linh nằm sát đền Trấn Vũ. Cụm di tích lịch sử có tuổi thọ hơn 300 năm với quần thể kiến trúc rất độc đáo. Vào năm 1990 chùa được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc – nghệ thuật quốc gia. Điểm ấn tượng với du khách khi chiêm bái ở chùa là mùi hoa đại và ngọc lan ngào ngạt, quyến rũ. Bước vào không gian này chắc hẳn ai cũng có cảm giác thư thái, an yên để quên đi sự xô bồ của cuộc sống.
Về tổng thể cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Cự Linh gồm có các hạng mục như Tam quan, chùa chính, nhà thờ Mẫu. Về Tam quan được xây dựng 2 tầng khá đơn giản. Mặt hướng ra chân đê sông Hồng. Hai bên của cổng trang trí đắp nổi cặp hộ pháp. Đi vào bên trong ở trước chùa là phương đình 2 tầng 8 mái, nơi đây có treo quả chuông lớn. Bên phải là vườn tháp, bên trái là dãy nhà tả vũ để Phật tử nghỉ ngơi.
Chùa chính gồm 3 tầng 8 mái, mặt quay về phía tây-nam. Du khách theo bậc thềm rộng đi lên tầng hai vào toà tiền đường 7 gian, kết nối với thiêu hương thượng điện 5 gian thành hình chuôi vồ. Bên trong bài trí đầy đủ một hệ thống tượng Phật giáo Bắc tông như tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và một số Bồ tát, Đức Phật khác. Tầng dưới rất rộng; bên hữu là chùa cũ 5 gian nay thờ Mẫu, cũng có mặt bằng xây dựng hình chuôi vồ nhưng nhỏ hơn. Khoảng giữa 2 toà nhà này có cửa hậu dẫn đến tấm bia đá cổ dựng ở phía sau nhà thờ Mẫu, cạnh lối ăn thông sang ngôi đền Trấn Vũ.
Về Thiền Việt
Nếu bạn quá bận rộn với lịch trình công việc dày đặc, bạn muốn học thiền nhưng lại không thể dành thời gian cho các khóa tu học dài ngày tại các Thiền viện thì có thể tham khảo các khóa thiền của Thiền Việt với lịch học linh động về thời gian, phù hợp với mọi lứa tuổi và nhu cầu học tập khác nhau.

Thiền Việt – Một trong những công trình để đời của Master Lê Thái Bình một trong những truyền nhân của phương pháp thiền cổ Đông A nhà Trần. Với hơn 15 năm nghiên cứu & giảng huấn thiền tại Việt Nam và Quốc tế đã giúp rất nhiều người duy trì sống khỏe, kéo dài tuổi thọ, chiến thắng không chỉ những căn bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, stress mà phương pháp Thiền Việt còn đẩy lùi các bệnh tật: tim mạch, huyết áp, xương khớp, cận thị, tiêu hóa, thậm chí cả ung thư như một liệu pháp y học bổ sung. Nhận thấy những tiềm năng còn ẩn dấu chưa được khai mở hết của Thiền định Lê Thái Bình đã kế thừa và phát triển pháp thiền cổ thành phương pháp Thiền dưỡng sinh năng lượng, ứng dụng Thiền trong chữa bệnh không dùng thuốc.
Trên đây là thông tin về cơ sở chùa Cự Linh của Thiền Việt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cơ sở hoặc muốn đăng ký học thiền nhé!
Xem ngay lịch khai giảng khóa mới nhất của cơ sở cự Linh tại: Lịch khai giảng Thiền Việt
Bình luận
Đăng nhập để bình luận.